14.THÁNG TÁM
Như đã hứa, không một chút dối gian
Ông mặt trời thức dậy từ sáng sớm
Chiếu ánh sáng thành dải, màu vàng rộm
Suốt từ rèm cửa xuống tận đi văng.
Ông mặt trời đem ánh sáng màu vàng
Rải khắp xóm và khu rừng bên cạnh
Và trên gối, trên giường tôi lênh láng
Và sau giá sách, lên cả bức tường.
Theo từng chi tiết tôi nhớ lại rằng
Tại vì sao mà gối kia bị ướt.
Tôi mơ thấy rằng trong ngày tiễn biệt
Bạn bè tôi đi rảo bước trong rừng.
Đi thành đôi, riêng lẻ, cả đám đông
Và bỗng đột nhiên có ai đấy nhớ
Ngày mồng sáu tháng tám, theo lịch cũ
Ngày Giê-su trước môn đệ biến hình*.
Ánh sáng không có lửa, rất bình thường
Xuất phát từ núi Tabor hôm đó
Và mùa thu, như điềm lành, sáng tỏ
Thu hút về đây bao ánh mắt nhìn.
Các bạn tôi đi xuyên qua khu rừng
Những cây trăn trần truồng và run rẩy
Vào khu rừng màu đỏ trong nghĩa địa
Đang cháy lên như chiếc bánh gừng in.
Cùng những đỉnh cao yên lặng của rừng
Bầu trời ghé lại vô cùng trang trọng
Và bằng giọng của những con gà trống
Khoảng xa xôi lên tiếng thật rõ ràng.
Trong rừng này, giống như người đạc điền
Thần chết đứng giữa nghĩa trang cay nghiệt
Nhìn vào gương mặt của tôi đã chết
Để đào cho tôi cái hố vừa thân.
Và tất cả đều như cảm thấy rằng
Có một giọng nói của ai tĩnh lặng.
Đấy là giọng của tôi khi còn sống
Từng vang lên, khi còn ở trần gian.
“Thôi ta chào nhé, màu trời thiên thanh
Và màu vàng của ngày lễ biến hình
Vẻ âu yếm đã làm ta nhẹ bớt
Nỗi đắng cay trong giờ phút cực hình.
Thôi chào nhé, những năm tháng hỗn mang
Thôi nhé, bỏ qua vực thẳm nhục hình
Hỡi người phụ nữ đã từng thách thức!
Ta – sẽ là bãi chiến trận của em.
Thôi ta chào nhé, đôi cánh chim bằng
Của những chuyến bay bền bỉ kiên gan
Và hình ảnh thế giới trong từ ngữ
Và sáng tạo, và màu nhiệm Chúa ban”.
_____________
* Преображение Господне (hoặc Второй Спас) – tức Giêsu biến hình, là chi tiết được tường thuật trong Kinh Phúc Âm (Ma-thi-ơ, 17:1-8; Mác, 09:02-8; Luca, 9:28-36), trở thành một ngày lễ quan trọng của Thiên Chúa giáo.
Август
Как обещало, не обманывая,
Проникло солнце утром рано
Косою полосой шафрановою
От занавеси до дивана.
Оно покрыло жаркой охрою
Соседний лес, дома поселка,
Мою постель, подушку мокрую,
И край стены за книжной полкой.
Я вспомнил, по какому поводу
Слегка увлажнена подушка.
Мне снилось, что ко мне на проводы
Шли по лесу вы друг за дружкой.
Вы шли толпою, врозь и парами,
Вдруг кто-то вспомнил, что сегодня
Шестое августа по старому,
Преображение Господне.
Обыкновенно свет без пламени
Исходит в этот день с Фавора,
И осень, ясная, как знаменье,
К себе приковывает взоры.
И вы прошли сквозь мелкий, нищенский,
Нагой, трепещущий ольшаник
В имбирно-красный лес кладбищенский,
Горевший, как печатный пряник.
С притихшими его вершинами
Соседствовало небо важно,
И голосами петушиными
Перекликалась даль протяжно.
В лесу казенной землемершею
Стояла смерть среди погоста,
Смотря в лицо мое умершее,
Чтоб вырыть яму мне по росту.
Был всеми ощутим физически
Спокойный голос чей-то рядом.
То прежний голос мой провидческий
Звучал, не тронутый распадом:
«Прощай, лазурь преображенская
И золото второго Спаса
Смягчи последней лаской женскою
Мне горечь рокового часа.
Прощайте, годы безвременщины,
Простимся, бездне унижений
Бросающая вызов женщина!
Я ≈ поле твоего сражения.
Прощай, размах крыла расправленный,
Полета вольное упорство,
И образ мира, в слове явленный,
И творчество, и чудотворство».