Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Thơ Boris Pasternak - Phần 10


18.NGÔI SAO GIÁNG SINH

Mùa đông đứng đó.
Gió thổi từ thảo nguyên.
Và Hài nhi lạnh lùng trong máng cỏ
Giữa sườn non.

Hơi ấm của con bò sưởi ấm Hài nhi
Có nhiều con thú
Đứng trong hang kia
Làn khói ấm lượn lờ trên máng cỏ.

Rũ áo lông khỏi rơm trong ổ
Khỏi những hạt kê
Những người chăn chiên ngái ngủ
Từ mỏm đá hướng miền xa nhìn về.

Xa xa là cánh đồng và nghĩa trang trong tuyết
Những văn bia mộ chí, những hàng rào
Một chiếc càng xe ngựa trong đống tuyết
Và bầu trời trên nghĩa địa đầy sao.

Còn bên cạnh, một ngôi sao không quen
Rụt rè hơn cả ngọn đèn dầu lạc
Trong cửa sổ nhỏ của chòi canh gác
Lấp lánh trên đường về thành phố Bêlem.

Ngôi sao này bốc cháy như đống rơm
Ở phía xa bầu trời, xa Thiên Chúa
Như phản chiếu đám cháy, như trang trại
Chìm trong lửa và đám cháy trên sân.

Nó nhô lên như đống cao đang cháy
Là đống cỏ khô hay một đống rơm
Đám cháy ở giữa hoàn vũ mênh mông
Đang hốt hoảng trước ngôi sao mới ấy.

Và cái vầng hồng càng sáng rực hơn
Thì nó có nghĩa là điều gì đấy
Làm cho ba nhà chiêm tinh vội tới
Theo tiếng gọi của ngọn lửa khác thường.

Sau họ có lạc đà mang quà tặng
Mấy chú lừa nhỏ bé có yên lưng
Từng bước ngắn đi từ trên núi xuống.

Bằng ảo ảnh của tương lai hiện lên
Tất cả những gì đi qua sau đó
Mọi xã hội, ước mơ và ý nghĩ
Tương lai của phòng tranh, viện bảo tàng
Mọi trò vui của tiên nữ, yêu tinh
Mọi cây thông, mọi ước mơ trẻ nhỏ.

Tất cả run rẩy của nến, mọi xích xiềng
Mọi vẻ huy hoàng của dây kim tuyến…
…Mọi dữ dằn của gió từ thảo nguyên
…Tất cả táo, mọi quả cầu vàng rộm.

Ngọn những cây trăn che một phần ao
Nhưng từ đây thấy rõ phần còn lại
Xuyên qua tổ quạ và những ngọn cây
Người chăn chiên có thể nhìn thấy rõ
Lừa và lạc đà đi dọc bờ ao.
Họ khép vạt áo và nói với nhau:
– Ta theo những người tôn thờ phép lạ.

Khua chân lâu trong tuyết cho ấm người
Những vết chân trần trên đồng rực sáng
Như những tấm mica dẫn vào chiếc lều.
Chó gầm gừ dưới ánh sáng của sao
Theo những vết chân như là lửa nến.

Đêm lạnh buốt giống như trong chuyện cổ
Có ai đó từ đống tuyết vun lên
Luôn vô hình nhập vào hàng của họ
Bầy chó thận trọng, sợ hãi nhìn quanh
Nép vào chân chủ đợi chờ tai họa.

Cũng trên đường ấy, cũng qua một vùng
Có mấy thiên thần đi giữa đám đông.
Họ vô hình vì họ không có xác
Nhưng trên đường vẫn để lại bước chân.

Rồi bên tảng đá tụ tập đám đông
Trời sáng dần. Thấy những ngọn tuyết tùng.
– Các ngươi là ai? – Mẹ Maria hỏi.
– Chúng tôi là những người chăn, là sứ giả
Từ trời xanh mang đến những lời khen.
– Không vào một lúc. Hãy chờ ở cửa.

Giữa màn sương buổi sáng xám như tro
Những kẻ chăn chiên giẫm chân đứng chờ
Người đi bộ cãi với người cưỡi ngựa
Lạc đà gầm lên, lừa giơ chân đá
Bên máng nước đẽo từ thân cây to.

Trời sáng dần. Và bình minh mang chổi
Quét những ngôi sao cuối giữa trời xanh.
Chỉ các Đạo sĩ trong số đám đông
Được Maria cho vào hang đá.

Người ngủ trong máng, hào quang rực rỡ
Như ánh trăng rọi vào đáy bộng cây
Thay cho áo lông cừu sưởi ấm Người
Là những mũi bò, môi lừa quanh đó.

Họ đứng trong bóng tối, như trong chuồng
Họ thì thầm, cố chọn ra từ ngữ
Bỗng có ai ở trong vùng tối đó
Dùng tay kéo Đạo sĩ sang một bên
Vị Đạo sĩ ngoảnh ra: từ cửa hang
Ngôi sao Giáng Sinh nhìn vào Đức Mẹ.


Рождественская звезда

Стояла зима.
Дул ветер из степи.
И холодно было младенцу в вертепе
На склоне холма.

Его согревало дыханье вола.
Домашние звери
Стояли в пещере,
Над яслями тёплая дымка плыла.

Доху отряхнув от постельной трухи
И зернышек проса,
Смотрели с утеса
Спросонья в полночную даль пастухи.

Вдали было поле в снегу и погост,
Ограды, надгробья,
Оглобля в сугробе,
И небо над кладбищем, полное звёзд.

А рядом, неведомая перед тем,
Застенчивей плошки
В оконце сторожки
Мерцала звезда по пути в Вифлеем.

Она пламенела, как стог, в стороне
От неба и Бога,
Как отблеск поджога,
Как хутор в огне и пожар на гумне.

Она возвышалась горящей скирдой
Соломы и сена
Средь целой вселенной,
Встревоженной этою новой звездой.

Растущее зарево рдело над ней
И значило что-то,
И три звездочёта
Спешили на зов небывалых огней.

За ними везли на верблюдах дары.
И ослики в сбруе, один малорослей
Другого, шажками спускались с горы.

И странным виденьем грядущей поры
Вставало вдали всё пришедшее после.
Все мысли веков, все мечты, все миры,
Всё будущее галерей и музеев,
Все шалости фей, все дела чародеев,
Все ёлки на свете, все сны детворы.

Весь трепет затепленных свечек, все цепи,
Всё великолепье цветной мишуры…
…Всё злей и свирепей дул ветер из степи…
…Все яблоки, все золотые шары.

Часть пруда скрывали верхушки ольхи,
Но часть было видно отлично отсюда
Сквозь гнёзда грачей и деревьев верхи.
Как шли вдоль запруды ослы и верблюды,
Могли хорошо разглядеть пастухи.

– Пойдёмте со всеми, поклонимся чуду, –
Сказали они, запахнув кожухи.

От шарканья по снегу сделалось жарко.
По яркой поляне листами слюды
Вели за хибарку босые следы.
На эти следы, как на пламя огарка,
Ворчали овчарки при свете звезды.

Морозная ночь походила на сказку,
И кто-то с навьюженной снежной гряды
Всё время незримо входил в их ряды.
Собаки брели, озираясь с опаской,
И жались к подпаску, и ждали беды.

По той же дороге, чрез эту же местность
Шло несколько ангелов в гуще толпы.
Незримыми делала их бестелесность
Но шаг оставлял отпечаток стопы.

У камня толпилась орава народу.
Светало. Означились кедров стволы.
– А кто вы такие? – спросила Мария.
– Мы племя пастушье и неба послы,
Пришли вознести вам обоим хвалы.
– Всем вместе нельзя.
Подождите у входа.

Средь серой, как пепел, предутренней мглы
Топтались погонщики и овцеводы,
Ругались со всадниками пешеходы,
У выдолбленной водопойной колоды
Ревели верблюды, лягались ослы.

Светало. Рассвет, как пылинки золы,
Последние звёзды сметал с небосвода.
И только волхвов из несметного сброда
Впустила Мария в отверстье скалы.

Он спал, весь сияющий, в яслях из дуба,
Как месяца луч в углубленье дупла.
Ему заменяли овчинную шубу
Ослиные губы и ноздри вола.

Стояли в тени, словно в сумраке хлева,
Шептались, едва подбирая слова.
Вдруг кто-то в потёмках, немного налево
От яслей рукой отодвинул волхва,
И тот оглянулся: с порога на деву,
Как гостья, смотрела звезда Рождества.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét