Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Thơ Boris Pasternak - Phần 6


13.TRUYỆN CỔ TÍCH

Chuyện từ thuở hồng hoang
Ở xứ sở lạ thường
Có một chàng kỵ sĩ
Phóng ngựa trên thảo nguyên.

Chàng vội ra chiến trường
Trong đám bụi thảo nguyên
Rừng tối ở phía trước
Xa xa đã dựng thành.

Con tim đập dồn dập
Linh tính như bảo chàng:
Hãy coi chừng nguồn nước
Và giữ chặt dây cương.

Nhưng mà chàng chẳng nghe
Cứ thúc ngựa phóng đi
Không một chút lo sợ
Phóng lên ngọn đồi kia.

Rồi từ ngọn đồi con
Chàng phóng xuống thung lũng
Vượt qua bãi đất trống
Chàng vượt qua núi non.

Rồi qua một khe nhỏ
Chàng phóng theo đường rừng
Nhìn thấy dấu vết của
Thú hoang và nước nguồn.

Không đ ý những gì
Mà linh cảm dặn dò
Chàng cho ngựa xuống dốc
Uống nước bên suối kia.

Bên bờ suối có hang
Trước hang – chỗ nước cạn
Dường như được soi sáng
Bằng ngọn lửa lưu huỳnh.

Trong làn khói đỏ bầm
Che khuất hết tầm nhìn
Từ nơi xa tít tắp
Tiếng gọi của rừng thông.

Chàng cảm thấy rùng mình
Cho ngựa theo khe núi
Và giục giã bước chân
Ngựa về nơi tiếng gọi.

Và khi chàng nhìn thấy
Thì ngọn giáo sẵn sàng
Cái đầu của con rồng
Cái đuôi và bộ vảy.

Miệng con rồng phun lửa
Rực sáng cả một vùng
Con rồng quấn ba vòng
Quanh lưng một cô gái.

Thân của con vật ấy
Như cái vòng roi da
Và cổ nó vươn tới
Vai của cô gái kia.

Xứ này có tập tục
Là bắt một giai nhân
Rồi sau đó đem nộp
Cho quái vật trong rừng.

Dân chúng ở trong vùng
Vẫn thường dùng vật cống
Để mua sự yên ổn
Cho những mái nhà tranh.

Con rồng quấn tay nàng
Và quấn ngang vòng cổ
Nó làm cho đau khổ
Hành hạ vật hiến sinh.

Kỵ sĩ ngước mắt nhìn
Trời xanh và cầu nguyện
Ngọn giáo cho trận đánh
Trong tay đã sẵn sàng.

Những bờ mi khép lại
Trời caoNhững đám mây
NướcBãi cạnSông dài
Tháng năm và thế kỷ.

Mũ của chàng đã vỡ
Và chàng đã bị thương.
Nhưng con ngựa chung thủy
Dùng chân giẫm con rồng.

Con ngựa và xác rồng
Bên cạnh nhau, trên cát
Chàng kỵ sĩ bị ngất
Cô gái cũng bàng hoàng.

Bầu trời trưa sáng tỏ
Êm ả một màu xanh
Nàng là ai? Quận chúa
Gái thường dân? Nữ hoàng?

Hoặc vì quá hạnh phúc
Nước mắt chảy hai hàng
Hoặc tâm hồn tràn ngập
Mơ mộng và miên man.

Hoặc khi chàng khỏe lại
Hoặc mạch máu đứng yên
Vì máu nhiều đã chảy
Mà sức lực không còn.

Nhưng tim đập thình thình
Cả hai người đều vậy
Vừa cố gắng tỉnh dậy
Lại rơi vào mê man.

Những bờ mi khép lại
Trời cao. Những đám mây
Nước. Bãi cạn. Sông dài
Tháng năm và thế kỷ.


Сказка

Встарь, во время оно,
В сказочном краю
Пробирался конный
Степью по репью.

Он спешил на сечу,
А в степной пыли
Темный лес навстречу
Вырастал вдали.

Ныло ретивое,
На сердце скребло:
Бойся водопоя,
Подтяни седло.

Не послушал конный
И во весь опор
Залетел с разгону
На лесной бугор.

Повернул с кургана,
Въехал в суходол,
Миновал поляну,
Гору перешел.

И забрел в ложбину
И лесной тропой
Вышел на звериный
След и водопой.

И глухой к призыву,
И не вняв чутью,
Свел коня с обрыва
Попоить к ручью.

У ручья пещера,
Пред пещерой - брод.
Как бы пламя серы
Озаряло вход.

И в дыму багровом,
Застилавшем взор,
Отдаленным зовом
Огласился бор.

И тогда оврагом,
Вздрогнув, напрямик
Тронул конный шагом
На призывный крик.

И увидел конный,
И приник к копью,
Голову дракона,
Хвост и чешую.

Пламенем из зева
Рассевал он свет,
В три кольца вкруг девы
Обмотав хребет.

Туловище змея,
Как концом бича,
Поводило шеей
У ее плеча.

Той страны обычай
Пленницу-красу
Отдавал в добычу
Чудищу в лесу.

Края населенье
Хижины свои
Выкупало пеней
Этой от змеи.

Змей обвил ей руку
И оплел гортань,
Получив на муку
В жертву эту дань.

Посмотрел с мольбою
Всадник в высь небес
И копье для боя
Взял наперевес.

Сомкнутые веки.
Выси. Облака.
Воды. Броды. Реки.
Годы и века.

Конный в шлеме сбитом,
Сшибленный в бою.
Верный конь, копытом
Топчущий змею.

Конь и труп дракона
Рядом на песке.
В обмороке конный,
Дева в столбняке.

Светел свод полдневный,
Синева нежна.
Кто она? Царевна?
Дочь земли? Княжна?

То в избытке счастья
Слезы в три ручья,
То душа во власти
Сна и забытья.

То возврат здоровья,
То недвижность жил
От потери крови
И упадка сил.

Но сердца их бьются.
То она, то он
Силятся очнуться
И впадают в сон.

Сомкнутые веки.
Выси. Облака.
Воды. Броды. Реки.
Годы и века.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét